10 sự thật ít ai biết về nghề môi giới bất động sản

Có rất nhiều lý do để đến với nghề môi giới bất động sản: Ra trường không xin được việc, thất bại trong kinh doanh muốn tìm một môi trường để có thể kiếm được thật nhiều tiền trong thời gian ngắn… Nhưng 10 sự thật nghiệt ngã mà Phúc Hưng Group liệt kê dưới đây thì chỉ những người đã từng trải mới thấm được.1. 80% bỏ nghề trong 1 năm và 98% trong 2 năm

Chỉ có khoảng 25% môi giới tồn tại với nghề sau 6 tháng. 25% đó cũng rơi rụng dần dần và cuối cùng sau 2 năm cũng chỉ còn khoảng 10% của phần 25% đó còn tồn tại với nghề. Tức là 100 người vào nghề sau 6 tháng chỉ còn 25 người trụ lại, sau 2 năm chỉ còn lại khoảng 2 – 3 người tồn tại với nghề. Những người này thường sống với nghề rất lâu.

Nhưng không đơn giản như thế, theo quy luật, thị trường bất động sản luôn có tính chu kỳ. Ở Việt Nam thông thường chu kỳ này là 8 – 10 năm, nhìn lại quá trình đó ta có thể thấy năm 2007 – 2008 là thời điểm hưng thịnh nhất của thị trường. Sau đó thị trường đi xuống và đó là cả một thời gian dài thị trường đóng băng. Bạn thử nghĩ xem sẽ có bao nhiêu người tồn tại qua chuỗi thời kỳ đóng băng đó?

Nói như vậy để cho các bạn hiểu rằng nghề này không phải là một nghề dễ dàng, dễ kiếm tiền. Nhất là ở giai đoạn này không giống như giai đoạn 2007 – 2008, khi mà môi giới là những người xe ôm, chợ búa hành nghề. Giai đoạn này đòi hỏi người môi giới phải có nhiều kỹ năng, trình độ, kiến thức và đặc biệt yêu nghề mới làm được. Và do đó, khó khăn là điều chưa bao giờ hết mà nó còn nhân lên theo thời gian, đặc biệt là trong thời đại 4.0 hiện nay.

10 sự thật ít ai biết về nghề môi giới bất động sản

2. Bị gạ tình

Xảy ra nhiều hơn đối với các nhân viên là nữ, đặc biệt là các bạn nữ xinh đẹp, khách sẵn sàng đặt cọc nhưng với điều kiện bạn nhân viên nữ đó phải đi chơi qua đêm, nếu không sẽ không mua nữa hoặc khách nam gọi điện đặt vấn đề mua đất nền đang được sàn giao dịch mở bán và yêu cầu “tối” phải mang hợp đồng qua nhà riêng để khách ký. Và không ít người từng bị sàm sỡ cùng với với nhiều đề nghị khác…

3. Bị khách lừa lấy tài sản

Việc nhân viên môi giới bị khách hàng lừa lấy xe máy, điện thoại và ba lô có máy tính xách tay, ví tiền… hoặc có trường hợp nhân viên bỏ tiền ra đặt cọc căn hộ cho khách, vì nếu hôm đó không đặt cọc thì sẽ có khách vào mua căn đó, vì tin tưởng khách không mang tiền hôm đấy, và khách hứa hôm sau sẽ đặt cọc bổ sung đủ và trả tiền cọc cho mình, tuy nhiên hôm sau khách gọi không nghe và mua dự án khách, còn nhân viên thì mất số tiền trên đã đặt cọc cho khách là thực tế vẫn diễn ra trong nghề môi giới bất động sản.

4. Hoa hồng chưa có nhưng lương thì đã hết từ… giữa tháng

Nỗi khổ vì không bán được nhà mà tiền thì vẫn phải chi ra…Lương cứng chỉ khoảng 4-5 triệu/tháng, không đủ tiền café, trà đá, xăng xe đi gặp khách. Mà việc nhân viên mới vô 6 tháng hoặc có khi cả năm không bán được căn hộ nào là chuyện hết sức bình thường. Trong khi đó mỗi tháng còn phải đóng tiền nhà, tiền ăn rồi tiền tiêu… Nói chung là không hề dễ dàng.

5. Bị “cắt cò” đau đớn

Anh N – tên một người làm môi giới bất động sản lâu năm trong nghề chia sẻ. Nhận được yêu cầu của người thuê muốn thuê căn nhà tại quận 5 (TP.HCM) để làm văn phòng. Có mức giá từ 1.500 USD đến 2.000 USD/tháng. Anh N đã rất nhiệt tình dẫn cho người thuê xem rất nhiều căn nhà. Tuy nhiên, bao nhiêu công sức, tiền bạc và thời gian bỏ ra đều gặp phải “cái lắc đầu” của người thuê khó tính. Sau hơn 3 tuần, anh N cũng đã tìm ra được cho người thuê căn nhà ưng ý. Họ rất hài lòng (nhưng không nói ra) vì cuối cùng cũng tìm ra được căn nhà như ý. Tuy nhiên! Sau buổi xem nhà thì họ có nói sẽ suy nghĩ thêm và trả lời sau. Nhưng, hai tuần kế tiếp vẫn không thấy họ trả lời. Qua tìm hiểu N mới biết rằng, căn nhà đã được cho thuê. Mà người thuê chính là vợ của họ trước đây! Thế là anh Ninh đã bị “cắt cò” một cách oan ức.

6. “Rối” với luật nhà đất ở Việt Nam

Việc nhân viên môi giới đau đầu tìm hiểu luật về giá nhà, giá đất, về thị hiếu người tiêu dùng. Rồi hiểu luật đất, luật nhà để còn tư vấn, để còn làm thủ tục mua bán nhà đất, nhiều khi giải thích khách hàng không hiểu được mình nói gì. Rồi lại tiếp tục như thế thì cũng không phải là chuyện dễ thở đối với những nhân viên mới vô nghề.

7. Áp lực doanh số

Áp lực doanh thu đè nặng có những tối hết giờ làm vẫn ngồi lại ở văn phòng vì không biết phải làm gì trong vài ngày cuối tháng để đủ mục tiêu được giao.

8. Khách hàng là số 2 thì không ai là số 1

Khách hàng luôn luôn phải là số một, nhiều khi được ăn bữa cơm với gia đình, bạn bè, người thân hay với cả người yêu cũng phải vội vàng bỏ đũa xuống mà đi trước sự ngỡ ngàng của bao nhiêu người, có khi còn bị hiểu nhầm “lúc nào cũng gặp khách hàng, khách hàng, khách hàng có quan trọng hơn gia đình của anh không?”. Chưa có gia đình thì còn may mắn, tranh thủ kiếm được đồng nào hay đồng đấy, nợ nần cũng nấn ná trả cũng không vội lắm, không bị vợ con giận dỗi, bóc mẽ. Có gia đình rồi, kiếm được thì mất lòng vì đôi khi trễ hẹn, không kiếm được thì lo nghĩ về nhiều thứ. Mệt mỏi!

9. Cười ra nước mắt 

Nhiều khi đi tư vẫn cho khách hàng, miếng ăn đến miệng rồi còn để rơi mất vì nhiều sự cố: nhiều căn bị bán mất mà không biết, khách rút tiền cọc, có khi bán được căn hộ nhưng không có tiền hoa hồng, rồi thì tư vẫn cho khách hàng xong xuôi nhận đặt cọc nhưng khi kiểm tra lại thì căn hộ đã bán từ lúc nào. Lúc ấy chỉ biết cười trừ.

10. Trích lại “hoa hồng” cho khách

Nghề môi giới bất động sản còn tồn tại những luật ngầm mà không phải ai cũng biết. Trong đó, chiêu “cắt máu” hoa hồng được giới môi giới bất động sản quen dùng để nhắc đến việc nhân viên sale sử dụng chiêu giảm giá, tự trích phần hoa hồng của mình để trả cho khách khi “chốt” được đơn hàng. Đây là chiêu thức cạnh tranh không mấy lành mạnh giữa các môi giới, mà sâu xa hơn nữa người thiệt hại sau cùng vẫn là khách hàng.

Phúc Hưng Group

Bài viết liên quan

Đăng ký phát triển sự nghiệp cùng
Phúc Hưng Group

 

Chúc mừng bạn đã đăng ký ứng tuyển thành công!

Những kỹ năng phỏng vấn chuyên nghiệp

THÔNG TIN ĐĂNG KÝ
_ LỊCH HẸN PHỎNG VẤN




Hotline miễn cước (24/7) 0901 495 538

ĐĂNG KÝ ỨNG TUYỂN