5 Sai Lầm Thường Gặp Khi Xin Việc Của Sinh Viên Mới Ra Trường

Sau những ngày tháng rong ruổi trên giảng đường, cuối cùng, thời điểm kết thúc khóa học và cầm trên tay những tấm bằng cử nhân để đi xin việc đã đến… Với mong muốn giúp các bạn trẻ thuận lợi hơn trên con đường phát triển sự nghiệp, chúng tôi đã thực hiện bài viết này với tiêu đề “5 sai lầm thường gặp khi xin việc của sinh viên mới ra trường”.

Còn chần chừ gì nữa, hay theo dõi ngay những thông tin vô cùng hữu ích ngay sau đây nhé!

1. CV xin việc không ấn tượng

CV xin việc là yếu tố quan trọng then chốt quyết định ứng viên có lọt vào phỏng vấn hay không? Tuy nhiên, có không ít sinh viên mới ra trường không phát hiện ra điều này nên sơ sài trong việc làm CV và tạo nên một bản CV không ấn tượng khi xin việc vào một ví trí nhất định trong công ty nào đó.

Nếu CV xin việc gặp phải những lỗi sau, chắc chắn bạn sẽ bị nhà tuyển dụng loại bỏ ngay mà chẳng cần suy nghĩ:

+ Sai lỗi chính tả: Thể hiện bạn là người cẩu thả, năng lực trình độ thấp, thiếu chuyên nghiệp và chưa nghiêm túc khi ứng tuyển.

+ Sai ngữ pháp, câu văn lủng củng, sử dụng các thuật ngữ không sáng tạo: Chứng tỏ bạn là người có kỹ năng giao tiếp kém.

+ Có quá nhiều phông chữ trong một bản CV: Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người có tính thẩm mỹ thấp. Có thể tham khảo một số phông chữ thông dụng & chuyên nghiệp như: Times New Roman, Arial, Tahoma.

+ Giới thiệu bản thân quá dài, trình bày lan man – thiếu khoa học: Khiến người xem khó chịu, không biết ý chính nằm ở đâu.

+ Thiếu phần trình bày những lợi ích mang lại cho công ty: Đây là phần quan trọng, giúp tạo nên mối liên kết giữa ứng viên và công ty tuyển dụng, liệu rằng những giá trị của ứng viên sẽ giúp ích cho công việc ra sao?

2. Đặt vấn đề lương bổng lên hàng đầu

Phần lớn sinh viên mới ra trường luôn mong muốn tìm được một công việc lương cao mà quên đi kinh nghiệm & trình độ của mình so với sự phát triển của xã hội.

Nhiều bạn trẻ vì ảo tưởng về bằng cấp của mình mà yêu cầu mức lương cao chót vót rồi lại ấp úng trước câu hỏi: “Vì sao chúng tôi nên trả cho bạn mức lương đó?” của nhà tuyển dụng.

Các bạn cần nhớ rằng: Những người làm việc lâu năm, trước khi đòi hỏi tăng lương & quyền lợi xứng đáng thì họ cũng phải trải qua quá tình chứng minh năng lực và cống hiến rất nhiều cho công ty.

Do đó, thay vì đặt vấn đề lương bổng lên hàng đầu thì bạn nên tích lũy nhiều kinh nghiệm và biết nắm bắt cơ hội đang có.

Tuy đặc thù mỗi công việc có những khó khăn riêng nhưng nếu bạn hoàn thành tốt mọi công việc được giao và không ngừng đóng góp ý tưởng giúp công ty phát triển thì chắc chắn bạn sẽ được công ty trọng dụng với những phúc lợi tốt nhất.

3. Không biết cách giới thiệu bản thân

Giới thiệu bản thân trước nhà tuyển dụng không đơn giản chỉ là giới thiệu về tên, tuổi, quê quán, tình trạng hôn nhân, trình độ đào tạo… Mà quan trọng hơn, các bạn sinh viên mới ra trường cần đặc biệt lưu ý dành thời gian để trình bày với nhà tuyển dụng về năng lực làm việc, sở thích, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

Nếu sau này không được nhận vào làm việc ở các công ty đã từng tiếp xúc, bạn cũng nên áp dụng phép xử sự lịch sự văn minh bằng cách viết thư cảm ơn những nhà tuyển dụng đã phỏng vấn bạn.

4. Không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng

Có không ít sinh viên mới ra trường không biết mình muốn làm gì, mình thích gì… Từ đó dẫn đến việc không định hướng được nghề nghiệp cho bản thân.

Lời khuyên dành cho những bạn trẻ để tránh gặp phải sai lầm này khi đi xin việc đó là: Hãy tìm cho mình sở thích ở lĩnh vực cảm thấy hứng thú nhất, Hãy chọn cho mình một công việc vừa năng lực, Hãy đề ra mục tiêu ngắn hạn – dài hạn và lập kế hoạch chi tiết đạt được mục tiêu đó như thế nào.

Đừng quên, nhà tuyển dụng quyết định chọn bạn hay không còn thể hiện ở cách bạn thể hiện quan điểm sống và định hướng của bản thân.

5. Quá tự tin

Sai lầm cuối cùng mà sinh viên mới ra trường khi đi xin việc hay gặp phải chính là sự tự tin thái quá. Điều này tạo cho nhà tuyển dụng cảm giác khó gần và không thực sự thiện cảm với ứng viên.

Mặc dù tự tin nói chuyện để tạo ấn tượng & ghi điểm là tốt nhưng cũng cần trang bị thêm những kỹ năng cần thiết cho bản thân khi đi xin việc như: biết khiêm tốn, biết lắng nghe, biết quan sát, biết học hỏi.

 

=>> Xem thêm: Trọn bộ bí kíp để gây ấn tượng khi đi phỏng vấn xin việc

Bài viết liên quan

Đăng ký phát triển sự nghiệp cùng
Phúc Hưng Group

 

Chúc mừng bạn đã đăng ký ứng tuyển thành công!

Những kỹ năng phỏng vấn chuyên nghiệp

THÔNG TIN ĐĂNG KÝ
_ LỊCH HẸN PHỎNG VẤN




Hotline miễn cước (24/7) 0901 495 538

ĐĂNG KÝ ỨNG TUYỂN